Khủng hoảng năng lượng khiến Anh ‘điên đảo’ thế nào?

Khủng hoảng năng lượng khiến Anh ‘điên đảo’ thế nào?

Châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá khí đốt, xăng, điện tăng cao, đặc biệt tại Anh. Giá khí đốt giao tháng 11 trên sàn TTF của Hà Lan ở mức 97,7 euro/MWh trong ngày 1/10, tăng khoảng 400% kể từ đầu năm đến nay.

Cuộc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn làm đảo lộn cuộc sống của người dân Anh.

Hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa hoặc gặp khó khăn

Giá khí đốt tăng cao đã buộc hai nhà máy phân bón của Anh phải đóng cửa, dẫn đến các nhà sản xuất thực phẩm thiếu sản phẩm phụ carbon dioxit mà được sử dụng để gây choáng gia súc trước khi giết mổ và phục vụ việc đóng gói chân không thực phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng, cũng như dùng để tạo ga cho bia và nước ngọt.

Giá mặt hàng tăng chóng mặt cũng dẫn đến nhiều vụ vỡ nợ hơn trong lĩnh vực năng lượng. Theo báo cáo từ Cornwall Insight, trong quý IV/2020, 6 công ty lớn nhất nước Anh cung cấp tới 99,5% năng lượng cho thị trường trong nước. Đến quý II năm nay, con số này giảm xuống còn 69,1%.

Công ty khởi nghiệp Bulb, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ 6 của Anh, đang yêu cầu được cứu trợ, trong khi 4 đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của Bulb gần đây đã ngừng giao dịch.

Giám đốc điều hành của Công ty năng lượng Green, một trong những công ty mới nổi tại Anh, nhận định triển vọng kinh doanh của những công ty này đang rất mờ mịt và kêu gọi chính phủ hỗ trợ các công ty nhỏ. Theo CEO Green, các công ty năng lượng nhỏ hầu hết không có nguồn vốn dồi dào để tiếp tục duy trì hoạt động trong bối cảnh chi phí tăng cao.

Người dân thiếu xăng và ‘chịu trận’ vì hóa đơn khí đốt, thực phẩm tăng cao

Giá khí đốt tăng cao kéo theo giá xăng dầu, khí carbon dioxit cùng tăng cao, nguồn cung cạn kiệt bên cạnh lý do thiếu hụt nhân sự tại Anh hậu Brexit.

Khủng hoảng năng lượng khiến Anh điên đảo thế nào? - Ảnh 1.