Con đường tiên phong trong công nghệ 5G của Huawei

Con đường tiên phong trong công nghệ 5G của Huawei

Giao lộ định mệnh từ hai bán cầu

Năm 1976, chàng thanh niên người Thổ Nhĩ Kỳ, Erdal Arikan đã không đi theo con đường y học của gia đình mà thay vào đó quyết định thi vào chuyên ngành kỹ thuật điện tại Đại học Kỹ thuật Trung Đông. Sau khoảng thời gian đất nước xảy ra biến động, Arikan được chuyển tới CalTech (Mỹ), một trong những học viện khoa học hàng đầu thế giới để hoàn thành nốt chương trình đại học. Sau đó, ông đã chọn MIT là nơi để có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về ngành kỹ thuật điện. Năm 1986, Arikan hoàn thành luận án tiến sĩ tại MIT với công trình nghiên cứu lý thuyết về mã cực (polar code).

Tiếp tục kiên trì với lý thuyết mã cực trong hơn 20 năm sau đó, đến 2008, ông đã trình bày công trình này một cách bài bản trước giới chuyên gia. Mặc dù mã cực thực sự là bước đột phá trên lý thuyết để tối đa hóa truyền tải dữ liệu, đề ra khung giao thức mới sửa lỗi cho kênh điều khiển băng thông di động, nhưng ông không nghĩ mã cực có giá trị thực tế và thậm chí còn không đăng ký bằng sáng chế cho nghiên cứu này.

Thế giới khoa học vốn không có đường biên, từ một nơi xa xôi, đã có một người “đồng điệu” với lý thuyết của Arikan. Năm 2009, nhà khoa học Wen Tong của Huawei, với kinh nghiệm từng đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Nortel, đã hoàn toàn bị thu hút với công trình từ bên kia đại dương của Erdal Arikan. Wen Tong hiện giờ đang giữ cương vị Giám đốc Kỹ thuật (CTO) của Huawei Wireless.

“Mã cực là công nghệ sơ khai, rủi ro rất cao nhưng cơ hội thành công cũng đầy hi vọng. Chúng tôi biết nó khả thi, nhưng đây không phải chuyện một hay hai năm sẽ có được kết quả. Huawei đã đánh cược”, ông Tong chia sẻ.

Huawei chấp nhận phần rủi ro để đầu tư nghiên cứu 5G trên nền tảng lý thuyết này, với số tiền 4 tỷ USD trong 10 năm qua. Cùng khối óc sáng tạo và sự chăm chỉ của hàng trăm kỹ sư, Huawei dần hái được “quả ngọt” từ lý thuyết của vị tiến sĩ năm nào cùng tầm nhìn có phần liều lĩnh của Wen Tong.

Đến nay, Huawei nắm giữ hơn 2/3 bằng sáng chế mã cực – nhiều gấp 10 lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất. Huawei cũng là công ty công nghệ hàng đầu thế giới về 5G với rất nhiều đóng góp tích cực, góp phần mở ra một tương lai kết nối thông suốt cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Huawei với tinh thần “sói” kiên cường chưa bao giờ sợ hãi trước những rủi ro. Tiếp nối thành công của thập kỷ trước, năm 2019, Huawei một lần nữa phát triển mạnh mẽ bất chấp làn sóng cạnh tranh thương mại Mỹ – Trung. Lệnh phong tỏa giao dịch thương mại chất bán dẫn không làm quật ngã Huawei trong việc sản xuất chip, chỉ một năm sau, Huawei tuyên bố đã có chip lõi được thiết kế riêng cho trạm gốc 5G. Mang đến những cải tiến có tính cách mạng, những đột phá về khả năng tích hợp, sức mạnh điện toán và phổ tần, con chip có thể điều khiển tới 64 kênh, đạt tiêu chuẩn cao nhất của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai hệ thống mạng trong tương lai.

Theo các chuyên gia nhận định, 5G là yếu tố quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp như thâm nhập vào IoTs để kết nối vạn vật kết hợp với trí thông minh nhân tạo, thúc đẩy tự động hoá, giám sát môi trường, thành phố thông minh và thiết bị không người lái. Huawei hiện là nhà cung cấp có đầy đủ danh mục sản phẩm 5G từ đầu đến cuối cho mọi kịch bản triển khai, từ mạng lõi đến truyền dẫn, từ các trạm phát đến các thiết bị đầu cuối.

Hành trình đóng góp vì lợi ích nhân loại của Huawei

Tại cuộc họp tiêu chuẩn kỹ thuật tháng 11.2016 ở Nevada của 3GPP (Cơ quan phát triển các tiêu chuẩn cho 5G), công nghệ LDPC và mã cực đã có một trận quyết chiến căng thẳng để đi đến một tiêu chuẩn thống nhất. Một nửa số người tham dự ủng hộ cho công nghệ LDPC của Qualcomm được công bố từ những năm 1960; nửa còn lại, ủng hộ cho công nghệ mã cực của Huawei. Cuối cùng, 3GPP đã đưa ra phân định, chia tiêu chuẩn xử lý tín hiệu thành hai phần, trong đó cả hai công nghệ đều đảm nhiệm từng mục đích khác nhau.

Trước giá trị khổng lồ mà 5G mang lại, nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi lên tiếng, “5G không phải là bom nguyên tử, 5G chính là tương lai của xã hội và chúng ta phải hợp tác với toàn thế giới. Huawei không bao giờ nghĩ điều này là đặc quyền của chúng tôi. Sứ mệnh của chúng tôi là cống hiến cho sự phát triển của nhân loại.”

Với hơn 2570 bằng sáng chế cho công nghệ 5G, 26.600 đóng góp cho 3GPP, chiếm tỷ lệ 20% trên toàn thế giới, Huawei đang ở vị trí hàng đầu trong công nghệ 5G.

Con đường tiên phong trong công nghệ 5G của Huawei - Ảnh 1.