UBCKNN: Sau gần 20 năm chỉ vỏn vẹn 11 doanh nghiệp FDI lên sàn, 3 trong số đó bị huỷ niêm yết

UBCKNN: Sau gần 20 năm chỉ vỏn vẹn 11 doanh nghiệp FDI lên sàn, 3 trong số đó bị huỷ niêm yết

Theo báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), năm 1987 Quốc hội chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, đây được xem là một quyết định lịch sử mở đường cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, là nguồn vốn có đóng góp quan trọng tới sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp sở hữu 100% vốn. 

Tiếp theo đó, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định doanh nghiệp FDI chỉ được thành lập dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần và niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Sau 15 năm kể từ ngày mở cửa cho dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003 cho phép một số doanh nghiệp FDI chuyển đổi hình thức hoạt động từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần đồng thời cho phép các công ty cổ phần này được niêm yết trên TTCK Việt Nam. 

Giai đoạn 2003 – 2008 đã có 10 doanh nghiệp FDI (Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (2005), Công ty Gạch men Chang Yih (2006), CTCP Thực phẩm Quốc tế (2006), Công ty Full Power (2006), Công ty Công nghiệp Tung Kuang (2006), Công ty Công nghiệp Gốm sứ Taicera (2006), Công ty Quốc tế Hoàng Gia (2007), Công ty Mirae (2008), Công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (2008), Công ty Everpia (2010)) được chấp thuận chuyển đổi từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và được niêm yết TTK. Sau giai đoạn này có thêm 1 doanh nghiệp FDI niêm yết là Công ty Siam Brothers Việt Nam (2017) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014. 

Như vậy đã có 11 doanh nghiệp FDI đã chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn 8 doanh nghiệp FDI đang niêm yết, 3 doanh nghiệp FDI hủy niêm yết do hoạt động kinh doanh thua lỗ (trong đó có 2 công ty đang đăng ký giao dịch trên sàn Upcom).

Lợi nhuận sau thuế của 10 doanh nghiệp FDI hiện đang niêm yết trên sàn HOSE, HNX và đăng ký giao dịch trên sàn Upcom:

UBCKNN: Sau gần 20 năm chỉ vỏn vẹn 11 doanh nghiệp FDI lên sàn, 3 trong số đó bị huỷ niêm yết - Ảnh 1.